Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? arobiinvest@gmail.com

Hướng Dẫn

Hướng Dẫn
tháng 8 09, 2021

Pivot point là gì? Cách sử dụng Pivot Point trong giao dịch hiệu quả nhất

Pivot point là một biểu đồ dùng để xác định chuyển động định hướng và các mức hỗ trợ/ kháng cự tiềm năng. Đây là chỉ báo kỹ thuật quan trọng giúp trader xác định các mốc giá mà tại đó thị trường sẽ có những biến động nhất định, có thể là tiếp tục xu hướng ban đầu hoặc đảo chiều. Dựa vào những biến động này, các trader đưa ra chiến lược cho sàn Forex uy tín đang đầu tư của mình. Vậy Pivot point là gì và làm thế nào để sử dụng Pivot Point được hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về điểm Pivot
+ Trước khi tìm hiểu về cách thức sử dụng Pivot Point trong giao dịch, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ được bản chất cũng như công thức tính Pivot Point để việc vận dụng vào trong giao dịch sẽ dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Pivot là trục, xoay hay then chốt. Pivot point được hiểu là điểm xoay của thị trường, giúp nhận diện các mức hỗ trợ và kháng cự. Theo các nhà giao dịch, các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point chính là những vùng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Không giống như các công cụ chỉ báo khác như RSI, Stochastic hay MACD, Pivot Point là mức hỗ trợ kháng cự cố định và không có sự biến động theo giá đang chạy.
Trên thực tế, Pivot point không chỉ giúp xác định được thời điểm giá đảo chiều mà chỉ báo này còn xác định được thời điểm giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng cũ với lực mạnh.
Pivot nghĩa là gì?
Pivot point được tạo thành từ 3 thành phần: đường Pivot point trung tâm, các đường phía dưới Pivot point được sử dụng như những ngưỡng hỗ trợ (Support), các đường phía trên Pivot point được sử dụng như những ngưỡng kháng cự (Resistance).
Giá trị của PP, đường hỗ trợ và đường kháng cự sẽ được tính từ mức giá High (cao nhất), Low (thấp nhất) và Close (giá đóng cửa) của phiên giao dịch trước đó.
> Thông thường, các nhà đầu tư sử dụng Pivot point để thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự với mục đích tìm những điểm vào lệnh tiềm năng, giúp mang về lợi nhuận cả trong thời gian ngắn và dài. Nhờ sự cố định của các mức giá trong một khung thời gian cụ thể nên việc cài đặt và sử dụng Pivot point sẽ dễ dàng hơn so với hầu hết các chỉ báo kỹ thuật khác. Đồng thời, tính hiệu quả của chỉ báo này trên thị trường ngoại hối cũng khá cao. Với những ưu điểm vượt trội trên, Pivot point được hầu hết các trader xem như một phương pháp giao dịch không thể thiếu.
Công thức tính Pivot point
PP (Pivot point) = (High + Low + Close)/3
S1 (Support) = PP – h2 = PP – (High – PP) = 2 PP – High
R1 (Resistance) = PP + h1 = PP + PP – Low = 2 PP – Low
PP, S1 và R1 là mức giá quan trọng nhất của chỉ báo Pivot point. Bên cạnh đó, một số mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngoài các mức giá này cũng được trader thường xuyên sử dụng, có thể kể tên như S2, S3, R2, R3…
S2 = PP – (High – Low)
R2 = PP + (High – Low)
S3 = Low – 2 (High – PP)
R3 = High +2 (PP – Low)
Tùy thuộc vào từng chiến lược cụ thể mà trader có thể sử dụng Pivot point trên những phiên giao dịch khác nhau.
Daily Pivot hay còn gọi là Pivot point hàng ngày sẽ được tính dựa trên các mức giá cao nhất, thấp nhất cũng như giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước. Theo đó, Pivot point hàng ngày thường được sử dụng trên các khung thời gian ngắn như: H1, M15 hay M30. Daily Pivot cũng là Pivot point được các trader theo đuổi phong cách lướt sóng hay giao dịch ngắn hạn rất ưa chuộng. Hàng ngày sẽ có các mức giá Pivot point cố định và chỉ thay đổi khi bắt đầu phiên giao dịch của ngày hôm sau.
Pivot point hàng tuần sẽ được tính dựa trên mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và mức giá đóng cửa của phiên giao dịch tuần trước. Pivot point hàng tuần thường được quan sát trên các khung thời gian dài hơn, đơn cử như D1, H1 hay H4. Các mức giá của Pivot point sẽ được cố định cho đến khi bắt đầu phiên giao dịch của tuần tiếp theo.
Không chỉ vậy, Pivot point còn được tính cho các giai đoạn ngắn hơn như H4, H1 hay các giai đoạn dài hơn như: tháng, năm.
Ví dụ: Pivot point hàng ngày của cặp tiền tệ USD/CHF trên khung thời gian M15.
Daily Pivot của cặp USD/CHF
Pivot point của ngày 10/3 sẽ được tính bằng việc dựa trên các dữ liệu giá của ngày 9/3. Tương tự, Pivot point ngày 11/3 sẽ được tính từ các mức giá High, Low và Close của ngày 10/3. Pivot point của ngày 12/3 sẽ được tính từ các mức giá của ngày 11/3. Mỗi ngày sẽ có một Pivot point với các mức kháng cự và hỗ trợ cố định.
Khi trader thực hiện chuyển từ khung thời gian này sang khung thời gian khác thì các giá trị: PP, S1, S2, S3, R1, R2, R3 sẽ không thay đổi.
Giá trị của Daily Pivot không đổi trên bất kỳ khung thời gian nào
Giá trị Pivot point hàng ngày của ngày 11/03/2020 với cặp tiền tệ USD/CHF vẫn là 0.9311 trên bất kỳ khung thời gian nào.
Ý nghĩa của Pivot point
Pivot point trung tâm (đường PP) được ví như một giá trị trung bình. Do đó, khi giá nằm dưới đường PP, điều này thể hiện việc phe bán đang chiếm ưu thế và trader nên cân nhắc bán ra. Ngược lại, khi giá nằm trên đường PP, tức là phe mua đang chiếm ưu thế. Khi ấy, trader nên cân nhắc mua vào.
Pivot point giúp xác định những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Vì vậy, giao dịch với Pivot point cũng tương tự như việc giao dịch với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ thông thường. Theo đó, khi giá tăng lên và chạm ngưỡng kháng cự sẽ có xu hướng đảo chiều đi xuống. Ngược lại, khi giá giảm và chạm ngưỡng hỗ trợ sẽ có xu hướng đảo chiều đi lên. Mặt khác, khi giá phá vỡ các ngưỡng này thì nó sẽ tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu. Sở dĩ có điều này là do các nhà đầu tư đều tin rằng sau khi phá vỡ những ngưỡng giá quan trọng, nó sẽ có xu hướng giảm đi hoặc tăng lên hoặc với lực rất mạnh (với điều kiện đi kèm: khối lượng giao dịch lớn). Trader dựa vào đặc điểm này để xác định các điểm breakout (phá vỡ) hay các điểm đảo chiều. Từ đó, vào lệnh chính xác hơn.
Các loại Pivot point
Pivot point được chia thành 3 loại cơ bản sau:
1. Fibonacci Pivot point
Tỷ lệ vàng của dãy số Fibonacci là ý tưởng chính giúp hình thành nên Fibonacci Pivot point. Theo đó, các tỷ lệ này được sử dụng với mục đích giúp xác định các mức kháng cự, hỗ trợ trong một giai đoạn bất kỳ. Tính chất này được đánh giá là có điểm khá tương đồng với Pivot point. Vì vậy, các nhà phân tích kỹ thuật đã kết hợp 2 loại lại với nhau để tạo thành chỉ báo Fibonacci Pivot point.
2. Woodie Pivot point
Theo nhận định của các nhà phân tích: giá đóng cửa của phiên giao dịch trước sẽ có sự tác động rất lớn đến hành vi của giá ở phiên giao dịch sau. Do đó, ở Woodie Pivot point, các nhà đầu tư chú trọng nhiều hơn vào giá đóng cửa.
3. Camarilla Pivot point
Được phát minh vào thời gian cuối năm 1980 bởi Nick Sott, ý tưởng của Camarilla Pivot point được đánh giá là khá tương đồng với Woodie Pivot point khi tập trung sự quan tâm vào ảnh hưởng của giá đóng cửa ở phiên giao dịch trước. Nick Sott nhận định: dù ở phiên giao dịch trước có sự biến động như thế nào thì giá cũng sẽ có xu hướng quay lại phạm vi giá trị của nó ở phiên sau
Với Camarilla Pivot point, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là sự chênh lệch giữa độ biến động giá và giá đóng cửa được điều chỉnh nhờ các số nhân đặc biệt. Camarilla Pivot point có 4 ngưỡng hỗ trợ và 4 ngưỡng kháng cự. Trên thực tế, con số này có thể sẽ tăng lên hơn nữa.
Cách giao dịch pivot point hiệu quả
Để giao dịch với Pivot point, có 3 cách cơ bản:
+ Giao dịch theo xu hướng với đường PP trung tâm
+ Giao dịch với tín hiệu đảo chiều từ các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh
+ Giao dịch với tín hiệu breakout ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
+ Giao dịch theo xu hướng với đường PP trung tâm
>> Ý tưởng giao dịch theo xu hướng với đường PP trung tâm xuất phát từ ý nghĩa của đường PP. Theo đó, đường PP đóng vai trò như một giá trị trung bình. Nếu giá di chuyển đi xuống và phá vỡ đường PP sẽ thể hiện việc phe bán đang áp đảo, trader nên vào lệnh Sell để kiếm lời. Ngược lại, nếu giá đi lên và phá vỡ đường PP thì trader nên đặt lệnh Buy.
Để giao dịch với đường PP đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà đầu tư có thể sử dụng thêm các mô hình giá hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận lại tín hiệu một lần nữa.
Giao dịch với tín hiệu đảo chiều từ các mức kháng cự và hỗ trợ mạnh
Một ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được đánh giá là có tính cản mạnh khi có ít nhất 2 lần giá chạm đến các ngưỡng hỗ trợ (S1, S2, S3) và kháng cự (R1, R2, R3) rồi sau đó đảo chiều. Chiến lược giao dịch với tín hiệu đảo chiều từ các mức cản mạnh hoàn toàn giống như cách giao dịch với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ thông thường. Theo đó, khi nhà đầu tư đã xác định được một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự mạnh, nếu giá di chuyển đi lên và chạm vào ngưỡng kháng cự thì khả năng giá đảo chiều sẽ rất cao và mang đến cho bạn tín hiệu forex vào lệnh bán. Ngược lại, nếu giá giảm xuống và chạm vào ngưỡng hỗ trợ thì bạn sẽ nhận được tín hiệu vào lệnh mua trên sàn giao dịch Forex.
Tuy nhiên, trader cần nhớ rằng: không phải lúc nào khi gặp các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự giá cũng đảo chiều và đến một lúc nào đó, giá cũng sẽ phá vỡ các ngưỡng này.
Giao dịch với tín hiệu breakout ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
Để hiểu rõ hơn về cách giao dịch này, có thể lấy ví dụ như sau:
S1 trong trường hợp này được đánh giá là một ngưỡng hỗ trợ mạnh khi giá liên tục chạm vào và lập tức đảo chiều đi lên. Cây nến khoanh tròn trong hình trên thể hiện việc phe mua đang cố gắng ép giá lên. Nhưng giá đã bị đẩy xuống trở lại do lực bán quá mạnh và kết thúc tại mức giá nằm bên dưới đường PP. Phiên giao dịch sau là một cây nến giảm với lực rất mạnh và có nhiều khả năng giá sẽ phá vỡ đường S1. Tuy nhiên, tín hiệu breakout lúc này vẫn còn yếu. Do đó, để chắc chắn hơn, trader nên đợi đến lúc S1 bị phá vỡ thật sự.
Đặt lệnh Sell thứ nhất khi cây nến phá vỡ kết thúc
Đặt stop loss phía trên và cách S1 một khoảng 5-6 pip.
Với lực thị trường đang mạnh, trader hoàn toàn có thể hy vọng vào việc giá sẽ tiếp tục phá vỡ S2 và hướng đến S3.
Đúng như kỳ vọng, lúc này, trader nên đặt thêm một lệnh Sell thứ 2 ngay khi giá phá vỡ S2. Đặt stop-loss bên trên S2. Sau đó dùng trailing stop để dời lỗ của lệnh 1 đến mức dừng lỗ của lệnh 2 nhằm chắc chắn phần lợi nhuận của lệnh 1. Đặt Take profit cho lệnh 1 và 2 tại S3.
Lời kết
Như đã nói, không có một phương pháp giao dịch nào có thể mang lại kết quả chính xác tuyệt đối. Do đó, khi giao dịch với Pivot point, trader nên kết hợp thêm các chỉ báo như RSI, http://MACD hay các phương pháp phân tích khác như mô hình giá, mô hình nến… để xác nhận lại các tín hiệu tiếp diễn xu hướng hay đảo chiều. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm Pivot point là gì? cũng như những vấn đề liên quan đến Pivot point. Tiềm năng lợi nhuận trên thị trường forex căn bản là rất lớn. Vì vậy, nếu bạn là một Newbie, hãy tích lũy kinh nghiệm bằng cách luyện tập giao dịch thật nhiều, tham khảo các phong cách giao dịch của những nhà đầu tư thành công để biến chúng trở thành bí kíp riêng cho mình. Theo dõi Kiemtien.com để cập nhật thêm nhiều thông tin và không bỏ lỡ những thông tin bổ ích ở bài tiếp theo